STLN04: XEM NGÀY ĐẸP HỢP TUỔI LÀM NHÀ

Xin chào bà con, đây là bài số 4 trong series "Sổ tay xây nhà và Giám sát từ A-Z dành cho chủ nhà".


Ở bài trước bà con đã được hướng dẫn cách tự tính và xem Năm tuổi hợp làm nhà. Tiếp theo, ở bài này, Định cư Hà Nội sẽ hướng dẫn bà con cách xem ngày đẹp trong năm để khởi công làm nhà và đổ trần, đổ mái bà con nhé. (lưu ý, bà con cần đọc hết từ đầu đến cuối bài để tránh bỏ sót một yếu tố nào bà con nhé.)

Nếu bà con đã từng làm nhà, cưới vợ gả chồng, mua xe, hay làm những việc quan trọng thì hẳn chúng ta đều đã từng đi hỏi Thầy xem ngày nào đẹp, ngày nào hợp, ngày nào kiêng kỵ xui xẻo cần phải tránh phải không? Cũng không tránh khỏi xem mỗi thầy mỗi ý, không thầy nào giống thấy nào, trên mạng thì cũng có rất nhiều bài viết, cũng không trang nào giống trang nào. Việc này khiến bà con càng thêm mông lung, lo lắng và không chắc chắn về lựa chọn của mình. Do đó, đừng bỏ qua bất kỳ một hạng mục nào của bài viết này, bởi bài này DinhcuHanoi sẽ lý giải chi tiết, cẵn kẽ cho bà con hiểu rõ ngọn ngành, và có thể tự xem được ngày phù hợp để khởi công cho ngôi nhà - tổ ấm của bà con.
Hướng dẫn cách xem:
- Đầu tiên bà con loại trừ lần lượt hết các ngày xấu trong mục I.
- Tiếp theo bà con chọn các tháng tốt lần lượt theo mục II.
- Sau khi chọn được những tháng tốt trong năm rồi, bà con lần lượt chọn những ngày tốt (lưu ý các ngày tốt không xung đột với nhau)
- Cuối cùng bà con chọn giờ hoàng đạo để khởi công

Ngoài ra, bà con có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào cần trợ giúp, hãy truy cập vào Group: Chia sẻ kinh nghiệm làm nhà và đặt câu hỏi. Tất cả câu hỏi của bà con sẽ được hỗ trợ thật tâm, tử tế và miễn phí.

I. MỘT SỐ SÁCH THAM KHẢO, XEM NGÀY TỐT XẤU, LÀM NHÀ, DỰNG VỢ GẢ CHỒNG...
Để bà con biết lý do tại sao lại có ngày đẹp ngày xấu, tại sao chọn ngày này mà không phải ngày kia, thì trước tiên bà con cần phải biết khởi nguồn, Định cư Hà Nội xin đưa ra một số sách tham khảo dưới đây để bà con nắm được:

1. Ngọc hạp chánh tông – cổ thư
2. Đổng công tuyển trạch – tác giả: Đổng Trọng Thư, tể tướng thời Hán Cao Tổ
3. Dương công kỵ nhật – tác giả: Dương Quân Tùng, phong thủy tổ sư cuối nhà Đường
4. Diễn cầm tam thế – soạn giả: Dương Công Hầu.

II. CÁC NGÀY KIÊNG KỴ CẦN TRÁNH:
1. Ngày Dương công kỵ nhật:
Ngày Dương Công Kỵ Nhật là ngày gì?

Ngày Dương Công Kỵ Nhật là những ngày xấu cần phải kiêng kỵ. Đây là những ngày mà các nhà đẩu tôn họ Dương tìm ra và đem ứng dụng vào thực tiễn. Vậy ông Họ Dương này là ai? Người đó không ai khác đó chính là Dương Quân Tùng. Khi nhắc đến cái tên này trong giới học thuật, đặc biệt là là những người nghiên cứu phong thủy không một ai lạ lẫm với tên này. Ông Dương Quân Tùng sống vào nhà Đường.

Như bạn biết đấy, Dưới thời nhà Đường nền kinh tế, văn hóa chính trị phát triển vượt bậc. Điều này kéo theo giới học thuật nghiên cứu phong thủy, kiến trúc, xây dựng phát triển. Và ông Dương Quân Tùng thời điểm này chính là quan trong triều đình. Ông nắm giữ chức vụ cao nhất trong cơ quan chiêm tinh, thiên văn, dự đoán của quốc gia.

Đến thời điểm triều Đường suy yếu, cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào bùng nổ. Ông Dương Quân Tùng đã đoán được vận số của nhà Đường sẽ chấm dứt, một triều đại mới sẽ lên thay thế. Nên ông đã quyết định mang theo tập sách quý để về nghiên cứu. Sau một khoảng thời gian nghiên cứu ông đã sáng lập nên phái Phong thủy Loan đầu ở vùng Giang Tây. Lức này ông Dương Quân Tùng đã nhận rất nhiều học trò và truyền dạy, tham gia thực nghiệm và giúp đỡ hỗ trợ việc xây dựng kiến thiết nhà cửa cho rất nhiều người.

Với tài năng của mình, Dương Quân Tùng đã giúp cho nhiều gia đình xây dựng được vận khí tốt và kinh tế khá giả hơn. Với công lao này của ông mà người đời tôn ông là Dương Cứu Bần (nghĩa là ông thầy họ Dương cứu giúp người nghèo). Đồng thời ông là người khiêm tốn, đạo cao đức trọng mà người đời ai cũng phải kính nể.

Ngày Dương Công Kỵ Nhật là những ngày nào?

Theo phân tích ở trên, ngày Dương Công Kỵ Nhật là các ngày cần kiêng kỵ. Vậy ngày Dương Công kỵ là những ngày nào? Có rất nhiều tài liệu có bàn về vấn đề này, và tất nhiên tất cả đều có một sự thống nhất với một bản chuẩn, chính xác nhất. Và cho đến ngày này vẫn chưa có bản dịch mới nói về vấn đề này.

Theo sách Ngọc hạp thông thư của Hứa Chân Quân thì ngày Dương Công Kỵ Nhật gồm những ngày sau:

Mùa xuân:
Tháng 1 ngày 13
Tháng 2 ngày 12
Tháng 3 ngày 9

Mùa hạ:
Tháng 4 ngày 7
Tháng 5 ngày 5
Tháng 6 ngày 3

Mùa Thu
Tháng 7 ngày 08, 29
Tháng 8 ngày 27
Tháng 9 ngày 25

Mùa Đông
Tháng 10 ngày 23
Tháng 11 ngày 21
Tháng 12 ngày 19

Như vậy theo như trên bạn có thể thấy mỗi năm sẽ có 13 ngày cần phải kiêng kỵ. Mỗi tháng có duy nhất 1 ngày kiêng kỵ, riêng tháng 07 có 2 ngày cần kiêng (8 và 29). Bởi 2 ngày này ứng với quẻ Bĩ trong Kinh Dịch, dương khí suy tàn, âm khí phát sinh và thịnh vượng nên trường khí xấu, làm gì cũng không nên.

Ngày Dương Công Kỵ Nguyệt nên kiêng kỵ những gì?

Như bạn đã biết ngày Dương Công Kỵ Nguyệt là ngày cần kiêng kỵ. Dó đó những ngày này phải nên kiêng kỵ tất cả mọi việc. Tuy nhiên việc đặc biệt cần kiêng kỵ nhất trong ngày này là gì?. Theo cá nhân tôi, khi nhìn lại tiểu sử của ông Dương Quân Tùng bạn có thể thấy. Ông là người nghiên cứu chuyên sâu và đã thành công trong lĩnh vực phong thủy, kiến trúc, xây dựng. Ông đã thành lập nên trường phái của riêng mình và đào tạo, truyền dạy kiến thức cho rất nhiều thế hệ học trò.

Theo thời gian ông đã để lại cho hậu thế về sau một kho báu nền tảng lý luận tri thức rất có giá trị. Đồng thời ông đã áp dụng thành công thành quả nghiên cứu của mình vào thực tiễn giúp cải thiện vận khí cũng như cuộc sống của bách tính. Chính vì vậy ngày Dương Công Nguyệt Kỵ phải kiêng kỵ tất thảy mọi việc nhưng đặc biệt nhất vẫn là những công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

Các công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng gồm: Động thổ khởi công, tôn tạo, tu sửa nhà cửa, an táng, xây dựng mộ phần… Nếu thực hiện những công việc này trong ngày Dương Công Kỵ Nhật sẽ mang đến những hậu quả xấu tại thời điểm đó và cả về sau này. Vì thế khi làm những công việc đại trọng như thế này cần xem để chọn ngày tốt, đồng thời tránh được ngày Dương Công Kỵ Nhật. Để mọi việc được suôn sẻ như mong muốn của bản thân.

Nếu ngại đọc bà con có thể xem video Sổ tay làm nhà 04 trên kênh youtube của chúng tôi sau đây:



2. Ngày sát chủ
a) Ngày sát chủ âm:
Kỵ các việc liên quan đến tâm linh và phần âm như: Nhập trạch, an táng, phần mộ, cúng tổ tiên, thần linh.

Các ngày sát chủ âm cần tránh như sau:
  • Ngày Sát Chủ âm tháng 1: ngày Tị
  • Ngày Sát Chủ âm tháng 2: ngày Tý
  • Ngày Sát Chủ âm tháng 3: ngày Mùi
  • Ngày Sát Chủ âm tháng 4: ngày Mão
  • Ngày Sát Chủ âm tháng 5: ngày Thân
  • Ngày Sát Chủ âm tháng 6: ngày Tuất
  • Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 7: ngày Hợi
  • Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 8: ngày Sửu
  • Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 9: ngày Ngọ
  • Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 10: ngày Dậu
  • Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 11: ngày Dần
  • Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 12: ngày Thìn
b) Ngày sát chủ dương:
Ngày Sát chủ dương là gì thì ngày này là những ngày kiêng kỵ đối với những công việc đại sự trong góc độ dương gian, hay nói cách khác những công việc phục vụ người còn sống, cuộc sống nhân sinh như: Xây dựng nhà cửa, động thổ, khởi công, cưới gả, mua xe, xuất hành cầu tài, khai trương cửa hàng, thành lập doanh nghiệp, nhậm chức, nhập học...

Các ngày sát chủ dương cần tránh như sau:
  • Ngày Sát chủ dương tháng 1: gặp ngày Tý
  • Ngày giờ sát chủ dương tháng 2, tháng 3, tháng 7, tháng 9: gặp ngày Sửu
  • Ngày Phạm Sát Chủ dương tháng 4: gặp ngày Tuất
  • Ngày giờ sát chủ dương tháng 11: gặp ngày Mùi
  • Ngày phạm sát chủ tháng 6, tháng 10, tháng 12, tháng 5, tháng 8: gặp ngày Thìn
3. Ngày vãng vong
Giải nghĩa từ Vãng Vong thì Vãng nghĩa là đi, Vong là vô, vì vậy ngày này mang ý nghĩa là đi mà không trở lại. Ngày Vãng Vong là một ngày xấu, đại kị cho cưới hỏi, thăng quan tiến chức, xuất hành hay đi chữa bệnh, khai trương động thổ. Vì vậy trong ngày này tuyệt đối không nên làm những chuyện trên.

Vãng vong hay còn được gọi là sao Lục Sát, 1 trong 4 hung tinh. Vào ngày này thì làm chuyện gì cũng gặp khó khăn, trắc trở gây tiền mất tật mang, khó thành chuyện lớn.
  • Tháng 1 Vãng vong tại các ngày Dần
  • Tháng 2 Vãng vong tại các ngày Tỵ
  • Tháng 3 Vãng vong tại các ngày Thân
  • Tháng 4 Vãng vong tại các ngày Hợi
  • Tháng 5 Vãng vong tại các ngày Mão
  • Tháng 6 Vãng vong tại các ngày Ngọ
  • Tháng 7 Vãng vong tại các ngày Dậu
  • Tháng 8 Vãng vong tại các ngày Tý
  • Tháng 9 Vãng vong tại các ngày Thìn
  • Tháng 10 Vãng vong tại các ngày Mùi
  • Tháng 11 Vãng vong tại các ngày Tuất
  • Tháng 12 Vãng vong tại các ngày Sửu
4. Ngày nguyệt kỵ 
Trong một năm có 12 tháng mỗi tháng đều có 3 ngày Nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 không nên khởi hành làm việc gì cả.

“Mồng năm, mười bốn, hai ba
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì”


Lưu ý:

Trong một tháng có ba ngày Nguyệt kỵ, nhưng chỉ có một ngày đại kỵ được tính theo quy luật sau:
  • Tháng Giêng. Tháng Tư. Tháng Bảy. Tháng Mười: Đại kỵ ngày mùng 5.
  • Tháng Hai, Tháng Năm. Tháng Tám. Tháng Một (11): Đại kỵ ngày 14.
  • Tháng Ba. Tháng Sáu. Tháng Chín. Tháng Chạp (12): Đại kỵ ngày 23.
5. Ngày tam nương
Những ngày mùng 3, mùng 7, 12, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng chính là ngày Tam nương. Bà con cần tránh việc làm nhà, động thổ, cưới xin, động phòng...

III. CÁC THÁNG - NGÀY - GIỜ CHỌN ĐỂ ĐỘNG THỔ:
1. Xem tháng đẹp dựa vào vòng sao Phúc Đức
Xác định tháng làm nhà theo vòng sao Phúc đức trong năm, gồm có 12 vòng sao theo thứ tự là:

1 -Phúc đức (Tốt)
2-Ôn hoàng
3-Tấn tài (Tốt)
4-Trường bệnh
5-Tô’ tụng
6-Quan lộc (Quan tước) (Tốt)
7-Quan quý (Tốt)
8-Tự ải
9-Vượng trang (Tốt)
10- Hưng phúc (Tốt)
11-Pháp trường
12-Điên cuồng.

Sao Phúc đức ứng với các tháng âm lịch trong năm như sau:
  • Năm Tị Dậu Sửu: Phúc đức tại Mão (tháng 2)
  • Năm Thân Tý Thìn: Phúc đức tại Ngọ (tháng 5)
  • Nãm Hợi Mão Mùi: Phúc đức tại Dậu (tháng 8)
  • Năm Dần Ngọ Tuất: Phúc Đức tại Tý (tháng 11).

Từ quy luật trên ta có diễn biến vòng sao Phúc đức theo các tháng âm lịch trong năm như ở Bảng , trong đó các tháng có sao có dấu (x) là tháng tốt, có thể chọn đế’ làm nhà.

Thí dụ năm Hợi Mão Mùi có thể làm nhà vào các tháng tốt là tháng giêng – Quan lộc, tháng 2- Quan quý, tháng 4 – Vượng trang, tháng 5 – Hưng phúc, tháng 8 – Phúc đức, tháng 10 – Tấn tài.


2. Xem tháng đẹp dựa vào Ngũ hành bản mệnh
Ngũ Hành bản mệnh của chủ nhà được phân theo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi một ngũ hành sẽ ứng trong 12 tháng, mỗi tháng có sự tốt xấu khác nhau.

>>>Tra cứu bản mệnh năm sinh tại đây:  Xem Phong thủy

Bảng lập thành tháng đại lợi làm nhà theo Ngũ hành:


>>>Ngoài các tháng đẹp lựa chọn theo Tâm linh, bà con có thể tham khảo thêm các tháng phù hợp xây nhà theo thời tiết của nước Việt Nam chúng ta như sau: Những tháng phù hợp xây nhà trong năm theo thời tiết.

3. Ngày Bất tương
Việc đầu tiên chúng ta làm đó là tìm ngày bất tương của năm cần xem. Vậy ngày bất tương là gì?

Ngày Bất Tương có tên gọi đầy đủ là Ngày Âm Dương Bất Tương, là ngày đại cát để làm những việc lớn như xây nhà, cất nóc, mua bán, dựng vợ gả chồng... Cắt nghĩa từng chữ thì Bất có nghĩa là không, Tương nghĩa là tương hợp, mang nghĩa là không bị Âm Tương, Dương Tương, không bị Cụ Tương và hoàn toàn có thể chọn ngày này khi cất nhà, cưới gả mà không cần lo ngại điều gì.

Khi động thổ hay tổ chức đám cưới, ông bà ta thường coi ngày cưới tốt nhất. Và thật là may mắn nếu như chọn được ngày đúng vào ngày Bất Tương.

Bất Tương nghĩa là không xung khắc sát phạt nhau. Bởi vì trong sự vi cơ huyền bí của vũ trụ hàng ngày Âm Tương là khắc sát về âm nữ, có ngày Dương Tương là khắc sát về dương nam, lại có ngày Âm Dương cụ thương nghĩa là khắc sát về cả nam và nữ. 
Vì vậy mới có câu “Can chi ti hòa danh viết bất tương” nghĩa là ngày nào can chi cũng hòa hợp không khắc sát, thì là ngày Bất tương.
- Âm tương: Can Âm (-) phối Chi Âm (-), kỵ cho nữ.
- Dương tương: Can Dương (+) phối Chi Dương (+), kỵ cho nam.
- Âm Dương cụ tương: Can Âm (-) phối hợp Chi Dương (+), nam nữ đều bị kỵ.
- Âm Dương bất tương: Can Dương (+) hòa hợp với Chi Âm (-) thì tốt cho cả nam lẫn nữ.

Ngày Bất Tương bao gồm các ngày sau: Mậu Tý, Canh Dần, Tân Mão, Ất Sửu, Đinh Sửu, Bính Tuất, Mậu Dần, Kỷ Sửu, Mậu Tý, Canh Tuất, Đinh Sửu, Kỷ Tỵ, Đinh Mậu, Bính Dần.

4. Ngày hoàng đạo
Sau khu chọn được tháng chúng ta kết hợp với ngày bất tương và kiểm tra tiếp xem những ngày đó có phải là Ngày hoàng đạo không nhé.

Trong thiên văn cổ đại, Hoàng đạo (còn có tên là Thiên Hoàng đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa quan sát được. Cách tính ngày hoàng đạo như sau:


5. Chọn giờ Hoàng đạo
Bước cuối cùng, sau khi chọn được tháng đẹp, ngày đẹp rồi, hãy lựa chọn cung giờ hoàng đạo theo bảng dưới đây bà con nhé. 

Lưu ý: 
  • Để xác định được giờ hoàng đạo là giờ gì, người xưa thường dựa vào mỗi câu lục bát có 14 chữ.
  • Xét trong bảng, nếu thấy chữ nào có phụ âm là chữ “Đ” màu đỏ thì đó chính là giờ Hoàng đạo.

Bảng tra cứu giờ Hoàng Đạo
>>>Sổ tay làm nhà bài số 1: Cách xác định nhu cầu cụ thể trước khi Làm nhà
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn sử dụng Sổ tay:

- Nếu bạn đang chuẩn bị làm nhà hãy xem tổng thể 5 phần dưới đây. Sau đó hãy bắt tay lần lượt vào từng phần, mỗi gạch đầu dòng đều có dẫn link sang một bài viết hướng dẫn Giám sát chi tiết cho hạng mục đó.
- Nếu bạn đang làm nhà rồi thì hãy xem mình đang ở giai đoạn nào và kích vào đường dẫn để đọc hướng dẫn chi tiết ở giai đoạn này.
- Nếu bạn có những câu hỏi, thắc mắc ngoài những bài hướng dẫn dưới đây thì hãy gửi câu hỏi về fanpage: www.facebook.com/dinhcuhanoi2020 
- Đây là sổ tay do Định cư Hà Nội biên soạn, bạn vui lòng không copy, bán, download với mục đích thương mại.
- Nếu chia sẻ bạn vui lòng ghi rõ nguồn: dinhcuhanoi.com để tôn trọng chất xám và công sức của tác giả.
STLN04: XEM NGÀY ĐẸP HỢP TUỔI LÀM NHÀ STLN04: XEM NGÀY ĐẸP HỢP TUỔI LÀM NHÀ Reviewed by kdt1811 on 7/30/2020 03:10:00 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.